Phân loại theo cấu tạo Áo trực lĩnh

Nhụ nhân Minh Nhẫn mặc áo cổ thìa thêu 6 thân. Hạ y là thường thêu và vi quần bạch sắc dệt. Bà cầm quạt tựa vào ẩn nang

Trực lĩnh phân làm hai loại,có vạt cả (đại khâm) và không vạt cả (đối khâm)

Trong nhóm trực lĩnh đại khâm,loại buộc gút nách là Tràng Vạt (長拔) ("giao lĩnh", "áo tràng xiên"). Loại không buộc gút nách được một số nhà nghiên cứu gọi là "áo cổ thìa" hoặc "áo cổ xẻ giữa"[9][10] Dạng áo cổ thìa, cổ xẻ giữa có 5 hoặc 6 thân, tương tự như Tràng Vạt nhưng khác ở chỗ gút buộc dấu dưới vạt áo, gần vị trí mỏ ác của người mặc.[9]

Trực lĩnh đối khâm có tên cổ trong thế kỉ XVII - XVIII là Bù Long (âm Nôm của: Bổ Long 補龍), trước thế kỉ XVII gọi là Tỉnh Khẩu (井口). Dựa vào các tài liệu cổ và hiện vật khai quật từ các mộ hợp chất nhận thấy trực lĩnh đối khâm ở Việt Nam có phương pháp may và mặc khác so với Á Đông. Người Việt Mặc áo Bù Long chéo vạt che nương như dạng yukata của nữ giới Nhật Bản và rất có thể đã may chúng dồn vạt, dồn tà phía trước tương tự như cách dồn tà của các áo hợp lĩnh đơn sam dùng cho nam giới nhà Tống bên Trung Quốc.